Nguyên nhân nào gây tình trạng mệt mỏi, đau lưng
Sau mỗi ngày làm việc, trở về nhà với cơ thể rã rời, chiếc lưng đau mỏi. Dường như là nỗi ám ảnh của không ít người dân Việt.
Người mệt mỏi, uể oải, đau lưng nhức mỏi toàn thân là triệu chứng không ít người gặp phải. Không chỉ với những người phải lao động nặng. Mà ngay cả với dân văn phòng thường làm việc với máy tính, giấy tờ cũng dễ gặp phải. Tìm hiểu nguyên nhân nào gây tình trạng mệt mỏi, đau lưng sẽ giúp bạn biết được cách phòng ngừa và đẩy lùi chúng hiệu quả.
Đau lưng mệt mỏi, nỗi ám ảnh của nhiều người
Sau mỗi ngày làm việc, trở về nhà với cơ thể rã rời, chiếc lưng đau mỏi. Dường như là nỗi ám ảnh của không ít người dân Việt. Những cơn đau nhức nếu ở mức độ nhẹ, khiến tinh thần giảm sút, cơ thể uê oải. Sau thời gian nghỉ ngơi hợp lý sẽ tự biến mất và cơ thể hồi phục.
Tuy nhiên với nhiều trường hợp, những cơn đau dai dẳng kéo dài. Nếu không có biện pháp điều tr.ị sẽ rất khó chấm dứt. Đau nhức lâu ngày không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Mà còn có nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh về xương khớp, thoái hóa,… Ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe lâu dài.
Do vậy khi bị đau nhức lưng, tê mỏi chân tay. Việc tìm hiểu nguyên nhân để có phương pháp phòng ngừa và chủ động điều tr.ị là rất quan trọng.
Những nguyên nhân nào thường gây đau lưng, mệt mỏi
Lão hóa do tuổi tác
Một trong những nguyên nhân dễ gặp nhất và khó tránh khỏi chính là hiện tượng cơ thể lão hóa theo thời gian. Khi tuổi tác tăng dần, các sụn khớp, khớp xương, dây chằng,… đều giảm bớt độ đàn hồi, sự dẻo dai, linh hoạt.
Tại các đầu sụn và khớp xương, chức năng tiết dịch nhờn bôi trơn giảm bớt. Các đầu xương bị bào mòn do tời gian vận động kéo dài. Dẫn đến khả năng đệm đỡ tại cac đầu xương kém hơn và gây hiện tượng đau nhức nếu có những cử động đột ngột, vận động nặng.
Khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể giảm bớt ở những người trung niên. Cũng dẫn đến cơ thể đặc biệt là xương khớp thiếu dưỡng chất. Cấu trúc xương khoog còn đảm bảo gây hiện tượng dễ bị giòn, vỡ, dễ tổn thương khi có va chạm hoặc vận động mạnh.
Do vậy càng lớn tuổi, chúng ta càng cần chú ý hơn đến việc chăm sóc cho cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý và vận động phù hợp.
Vận động nặng quá sức
Ở những người thường xuyên phải làm các công việc nặng nhọc. Hoặc vận động với cường độ cao như công nhân, vận động viên,… Xương khớp có thể thường xuyên phải làm việc hết công suất và dễ bị đau nhức.
Những vận động nặng sẽ tạo cho cột sống, các khớp xương những áp lực đáng kể. Nếu liên tục trong thời gian dài mà không được nghỉ ngơi, chắm sóc và hồi phục. Các khớp xương sẽ bị tổn thương và nguy cơ chấn thương, đau nhức là rất lớn.
Đặc biệt nếu vận động nặng mà không đúng kĩ thuật, có thể dẫn đến những chấn thương nghiêm trọng cho xương khớp như trẩ khớp, gãy xương, thoái hóa khớp,…
Việc vận động với cường độ phù hợp với thể trạng. Và chú ý các động tác đúng kĩ thuật là rất quan trọng.
Quá ít vận động, tập thể dục
Ngược lại với trường hợp vận động quá nặng, thì những người thường xuyên không vận động, luyện tập thể dục cũng có nguy cơ đau mỏi và gặp các chấn thương xương khớp không hề nhỏ.
Khi không được vận động thường xuyên, các khớp xương sẽ trở nên kém linh hoạt. Cơ bắp, dây chằng không được rèn luyện nên trở nên kém đàn hồi, dẻo dai và săn chắc.
Ngày nay, nhiều người làm việc công sở tại các văn phòng thường dành quá ít thời gian cho những vận động, tập thể dục. Việc ngồi lâu một chỗ làm việc với máy tính, bàn giấy. Đồng thời tư thế ngồi không đúng cách càng làm tăng áp lực đối với cột sống. Dễ gây đau nhức mỏi cho lưng, cổ gáy.
Thiếu chất dinh dưỡng
Cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng, đặc biệt à các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và hồi phục xương khớp như canxi, kali, magie,… Là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nhiều người thường dễ mệt mỏi, đua nhức cơ thể.
Cơ thể thiếu chất khiến cấu trúc xương và các sụn khớp không đảm bảo. Mật độ canxi trong xương kém dẫn đến xương bị giòn và dê gãy, vỡ nấu bị va chạm mạnh. Cơ thể thiếu nước sẽ khiến khả năng tiết dịch bôi trơn tại các khớp xương kém hơn. Làm giảm khả năng đệm đỡn do đó gây cảm giác đau nhức khi vận động và các đầu xương va vào nhau.
Do đó, thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cần bổ xung đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt là các vitamin quan trọng như B1, B2, B12,… Các khoáng chất như canxi, kali,.. có trong cá, trứng, sữa,… Đồng thời cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về Nguyên nhân nào gây tình trạng mệt mỏi, đau nhức cơ thể. Từ đó bạn sẽ có những biện pháp chủ động phòng ngừa giúp cơ thể luôn khỏe mạnh nhất!